02253.818.979

Những điều cần biết về Vận tải biển (Sea Transportation)

Hàng hóa vận tải có thể theo nhiều phương thức khác nhau. Trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết hơn về hình thức vận tải biển (Sea Transportation) và vai trò của nó.

1. Vận tải biển (Sea Transportation) là gì?

Vận tải biển (Sea Transportation) là hình thức vận tải từ rất sớm, khi mà nền khoa học kỹ thuật con người còn ở mức sơ khai nhất.

Đây là khái niệm ám chỉ chung việc vận tải hành khách hoặc hàng hóa từ địa điểm này đến địa điểm khác thông qua các phương tiện đường thùy (tàu, xà lan, …) và chủ yếu hành trình nằm trên biển.

2. Ưu và nhược điểm của loại hình vận tải này?

Hình thức vận tải nào đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng của mình. Đối với vận tải biển (Sea Transportation) sẽ có:

* Ưu điểm

– Có sẵn các tuyến hành hải tự nhiên kết nối giữa các Quốc Gia

– Có khả năng chuyên chở hàng hóa lớn hơn nhiều so với các hình thức vận tải khác

– Giá cước vận tải thấp (nhất trong các loại hình vận tải) điều này khiến cho phương thức này được ưu tiên sử dụng trong việc giao thương giữa các nước, đóng vai trò chủ đạo trong phương thức vận tải Quốc tế.

* Nhược điểm

– Nếu xét so với các hình thức vận tải khác, thời gian vận chuyển hàng hóa bằng đường biển chậm hơn rất nhiều so với đường sắt, đường bộ, đường hàng không. Chính vì vậy, hình thức chỉ thích hợp với những loại hàng hóa có thể bảo quản được trong thời gian dài hay yêu cầu vận chuyển không nhanh.

– Tính linh động của vận tải biển sẽ không cao, do phụ thuộc rất nhiều vào các tuyến cố định bên cạnh đó còn chịu ảnh hưởng mạnh của khí hậu hay thời tiết. Một thay đổi nhỏ của điều kiện môi trường ngoài khơi có thể khiến cho hành trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có thể kéo dài lâu hơn dự kiến.

3. Các loại phí trong vận tải biển?

Nếu chỉ nhìn nhận đơn thuần vận tải biển là đưa hàng hóa từ địa điểm A đến địa điểm B thông qua các phương tiện đường thủy di chuyển trên biển, chúng ta khó có thể hình dung hết các khoản phí hay phụ phí cấu thành nên chi phí trong vận tải biển.

Để hàng hóa vận tải biển được sẽ liên quan đến rất nhiều đơn vị, cơ sở hạ tầng: các công ty logistics/forwarder, hãng tàu, đơn vị kho bãi, cảng, hải quan, …

Một số loại phí phổ biến trong vận tải biển mà chúng ta thường thấy:

– Phí chứng từ: đây là phí để hãng tàu làm thủ tục và cung cấp vận đơn cho lô hàng

– Phí O/F (Ocean Freight): đây là cước đường biển, chính là chi phí để vận tải hàng hóa từ cảng này sang cảng khác của hãng tàu

– Phí THC (Terminal Handling Charge): phí thu trên mỗi container, gọi chung là phí xếp dỡ hàng hóa

– Phí CFS (Container Freight Station Fee): chi phí cho lô hàng lẻ xuất nhập khẩu

– Phí Handling: phí dịch vụ dành cho đại lý theo dõi quá trình vận tải hàng hóa, khai Manifest với cơ quan hải quan trước khi tàu hàng cập bến.

Ngoài ra, còn rất nhiều các phụ phí khác như: CIC, EBS, PCS, PSS, … Chúng ta sẽ nói chi tiết hơn về các phụ phí này trong các bài viết chi tiết phía sau.